Nhà mới xây bị rạn tường khiến nhiều chủ nhà lo lắng về an toàn của công trình. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn tiềm ẩn những nguy cơ nghiêm trọng cho cấu trúc nhà ở. Hãy cùng Haiphatgolbal tìm hiểu nguyên nhân chi tiết và cách khắc phục khi nứt tường nhà trong bài viết dưới đây nhé !
Các vết nứt tường thường gặp nguyên nhân và cách khắc phục
Hiện tượng nứt tường nhà có thể xảy ra do nguyên nhân chủ quan do kết cấu xây dựng hoặc trong quá thi công nhà thầu sử dụng nguyên vật liệu không đạt tiêu chuẩn hoặc kỹ thuật thi công kém gây ra. Bên cạnh đó có thể do các nguyên nhân khách quan do thời tiết như mưa lớn, gió bão, cây cối gãy đổ, mưa nóng kéo dài,… Dưới đây là một số vết nứt thường gặp và cách khắc phục đơn giản nhất:
1. Nứt Tường Chân Chim
Vết nứt chân chim hay nứt dăm là những vết nứt nhỏ, có kích thước từ 1-3 mm, xuất hiện trên bề mặt lớp vữa. Nguyên nhân chủ yếu là do sự giãn nở và co lại của lớp xi măng khi chịu tác động từ nhiệt độ môi trường. Các vết nứt này hoàn toàn không ảnh hưởng tới kết cấu công trình và an toàn. Gần như 100% công trình đều xuất hiện vết nứt này theo thời gian về lâu về dài. Đối với nứt dăm hay nứt chân chim gia chủ có thể hoàn toàn yên tâm về an toàn nhé
Để khắc phục vết chân chim, chủ nhà chỉ cần cạo lớp sơn ngoài, tiến hành trát và sơn lại tường hoặc dán giấy dán tường lên chỗ nứt là sẽ hoàn toàn khắc phục được.
2. Nứt cổ trần
Nứt cổ trần xuất hiện tại vị trí giao giữa tường xây giao với cả gáy dầm hoặc gáy sàn. Việc xuất hiện vết nứt cổ trần là do sự không đồng nhất về vật liệu giữa gạch và bê tông theo thời gian giãn nở gây nên. Nguyên nhân gây ra vết nứt này là do thợ trong quá trình xây, trát đã thực hiện sai kỹ thuật Vết nứt này cũng không ảnh hưởng tới kết cấu và an toàn ngôi nhà !
Để khắc phục vết nứt cổ trần, chủ nhà sẽ cần đục nhám phần nứt, ghim 1 tấm lưới thép hoặc sợi thủy tinh nhằm tăng độ bám dính kết nối. Sau đó tiến hành trát và sơn lại phần nứt
3. Nứt tường do nhà bị nghiêng, lún móng
Đây là vết nứt nặng và ảnh hưởng cực lớn tới công trình. Nguyên nhân chính là do hệ thống móng quá yếu không giữ được kết cấu nhà. Với dấu hiệu nhận biết là những vết nứt xuất hiện từ phần móng và kéo dài lên cao, có xu hướng nghiêng về một bên. Hoặc các vết nứt to trên tường nhà. Với các vết nứt này, chủ nhà cần xử lý ngay lập tức để đảm bảo an toàn tránh trường hợp sập, lở nhà.
Để khắc phục nứt do nhà nghiêng, lún móng chủ nhà cần nhanh chóng gia cố phần móng, sau đó trát lại toàn bộ tường nhà. Với các trường hợp không thể gia cố hoặc móng quá yếu phải xây mới lại toàn bộ. Để tránh trường hợp này xảy ra khi xây dựng kiến trúc sư cần phải đặc biệt nghiên cứu kỹ nền đất để xây dựng phần móng tương ứng.
4. Nứt tường do tác động ngoại lực
Những lực tác động từ bên ngoài như gió bão, mưa lớn, cây cối gãy đổ hoặc tai nạn va chạm đều có thể gây ra các vết nứt lớn trên tường nhà. Các vết nứt này thường rõ rệt, có thể nhìn thấy bằng mắt thường, và nếu không xử lý kịp thời có thể dẫn đến hư hỏng nghiêm trọng hơn cho công trình.
Để khắc phục tình trạng này, cần xây lại phần tường bị nứt và nếu cần, gia cố thêm để đảm bảo độ bền vững của tường và an toàn cho ngôi nhà.
Hậu quả khi không xử lý nứt tường kịp thời
Nếu không xử lý kịp thời, các vết nứt tường có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho ngôi nhà và người ở:
1. Thấm nước
Vết nứt là điểm yếu để nước dễ dàng xâm nhập vào bên trong tường, dẫn đến hiện tượng thấm nước. Điều này không chỉ làm hỏng cấu trúc tường mà còn gây rêu mốc, ảnh hưởng đến sức khỏe gia đình.
2. Giảm tuổi thọ công trình
Một vết nứt nhỏ nếu không xử lý đúng cách có thể lan rộng và làm giảm tuổi thọ của công trình. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những ngôi nhà nhiều tầng hoặc có kết cấu phức tạp.
3. Mất an toàn
Nếu các vết nứt liên quan đến nền móng hoặc khung nhà, chúng có thể dẫn đến sự sụt lún hoặc thậm chí là sập nhà, gây nguy hiểm cho người ở.
Phòng tránh tình trạng nhà mới xây bị rạn tường
Để tránh việc nhà mới xây bị rạn nứt, cần chú ý các vấn đề sau trong quá trình xây dựng:
- Chọn nhà thầu uy tín: Đảm bảo đơn vị thi công có đủ kinh nghiệm và chuyên môn để xử lý mọi vấn đề trong quá trình xây dựng.
- Sử dụng vật liệu chất lượng: Không nên tiết kiệm chi phí bằng cách chọn vật liệu kém chất lượng.
- Khảo sát nền móng kỹ lưỡng: Đánh giá kỹ khả năng chịu tải của nền đất và thiết kế phù hợp để tránh tình trạng lún, nghiêng.
Tường nhà mới xây bị nứt có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, từ điều kiện thời tiết đến lỗi thi công hoặc thiết kế. Hiểu rõ nguyên nhân và có biện pháp xử lý kịp thời sẽ giúp bảo vệ ngôi nhà của bạn khỏi các rủi ro tiềm ẩn, đồng thời giữ được tính thẩm mỹ và an toàn cho cả gia đình.